admin
Xuất bản ngày 01/10/2020
0 Bình luận

Top 3 cách làm mồi câu cá lăng hiệu quả nhất. [HOT]

Cá lăng là thức ăn được ưa chuộng của nhiều người dân Việt Nam. Bởi thịt cá rất ngon, ngọt, chắc và ít có xương dăm. Đây là loại cá thường xuất hiện ở các nhà hàng lớn. Bạn có thể thấy được sự nổi tiếng từ món Chả cá Lã Vọng của thủ đô Hà Nội. Khi nguyên liệu chính của món chính là cá lăng này. Do đó, đây được xem là loại cá được nhiều dân câu săn đón nhất. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho người đọc top 3 cách làm mồi câu cá lăng hiệu quả nhất.

Câu cá lăng

Tìm hiểu về cá lăng

Cá lăng là loại cá sống ở nước ngọt, có tên tiếng anh là Bagridae. Đây là loại thuộc họ da trơn và thường xuất hiện ở các khu vực châu Phi và châu Á. Trên thế giới, có hơn 240 loài cá lăng với hình dáng, màu sắc và kích cỡ khác nhau. Ở Việt Nam có 3 loại cá lăng chính bao gồm cá lăng đỏ, cá lăng vàng và cá lăng hoa.

Loại cá này có độ dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon nên thường được sử dụng làm thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe. Cá lăng thường xuất hiện ở tự nhiên nhưng với số lượng khá ít. Hiện nay, chúng cũng được nhiều người nuôi ở các ao để làm kinh tế. Nhưng thịt cá sẽ không ngon bằng cá tự nhiên. Do vậy, nhiều người đi câu mong muốn bắt được loại cá này. Để có một chuyến đi câu hiệu quả, người đi câu cần nắm chắc các yếu tố. Một trong những điều quan trọng chính là đặc tính của cá lăng.

Về đặc điểm ngoại hình của cá lăng. Theo các nhà khoa học, đây là loại cá nước ngọt có kích thước lớn. Khi trưởng thành, chúng có thể nặng tới 30 kg và chiều dài có thể lên tới 1,5m. Về hình dáng, cá lăng có vây lưng phía trước, da trơn, phần vây ức có rang cưa. Thân cá lăng thuôn dài, đầu bẹt và có 4 cặp râu dễ dàng nhận ra.

Cá lăng thường sống ở tầng đáy ở các sông. Chúng là loài cá ăn tạp và thời gian sinh sản từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch.

Giá trị dinh dưỡng của cá lăng

Đây chính là lý do mà cá lăng được nhiều người lựa chọn. Cá lăng có độ dinh dưỡng rất cao, phù hợp có hầu hết mọi độ tuổi. Thịt cá lăng có vị ngọt, thanh, béo. Giúp lợi tiểu, giải nhiệt. Ngoài ra, trong thành phần thịt cá còn có các thành phần dinh dưỡng như DHA, vitamin A,… Các chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Cách phân biệt các loại cá lăng

Ở Việt Nam thường có 3 loại cá lăng chính: cá lăng đuôi đỏ, cá lăng vàng và cá lăng hoa. Mỗi loại sẽ có đặc điểm nhân dạng khác nhau. Hơn nữa, môi trường sinh sống của chúng cũng có một số điểm khác.

Cá lăng hoa: là loài cá sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Tập trung tại các con sông lớn như sông Đà, sông Lô. Nhiều người dân câu loại cá này có thể lên tới hơn 40kg. Về hình dáng, chúng nổi bật với các đốm đen ở thân cá như hình các bông hoa.

-   Cá lăng đuôi đỏ: loại cá này còn có tên gọi khác là cá lăng chiên. Chúng sống ở các vùng nước ngọt khắp cả nước. Tuy nhiên, tập trung nhiều ở khu vực Tây Nam Bộ. Như tên gọi của cá, chúng có vây màu đỏ, có thể dài 1,5m và nặng hơn 30kg.

Cá lăng vàng: Cũng sinh sống ở miền Bắc tuy nhiên loại cá này có da màu vàng. Đây là loại cá rất được săn đón bởi thịt cá thơm ngon, nhiều nạc.

Thời điểm đi câu cá lăng

Như đã đề cập ở trên, thời điểm sinh sản của cá lăng từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Vì vậy, người đi câu nên tận dụng khoảng thời gian này. Khi sinh sản, cá thường chọn những vị trí ngập nước, các bụi rậm.

Cá chủ yếu sống ở nước ngọt, một số sống ở các vùng nước lợ. Tuy nhiên, nước phải sạch và có nhiều thức ăn cho cá.

Nếu đi câu vào buổi sáng, vào thời tiết mùa hè, thời gian tốt nhất là từ 6-11h. Còn vào mùa đông thì bắt đầu trễ hơn 1 tiếng và kết thúc sớm hơn 1 tiếng.

Nếu đi câu vào các buổi chiều, thời gian phù hợp để đi câu là từ 17h30 đến 20h. Về đêm là từ 23h đến 1h sáng.

Không nên đi câu vào khoảng thời gian vào buổi trưa. Bởi vào thời điểm này, nhiệt độ thường tăng cao. Cá thường tìm hang để trú ẩn

Các loại thức ăn yêu thích của cá lăng

Cá lăng là loài cá ăn tạp, tuy nhiên chúng cũng có một số loại thức ăn yêu thích.

Các loại cá nhỏ, tép, rô phi chính là thức ăn yêu thích của loài cá này. Ngoài ra, nếu nuôi công nghiệp, bạn có thể cho cá ăn các loại cá công nghiệp chuyên dụng

Giá cả của cá lăng

Đối với từng loại cá sẽ có giá cả khác nhau. Các bạn có thể lựa chọn để phù hợp với sở thích và túi tiền của mình.

Đối với cá lăng đỏ, mức giá hiện hành từ 270 đến 500 nghìn đồng / kg. Tùy theo cân nặng của cá.

Đối với cá lăng vàng. Nếu nuôi ở hộ gia đình, các sẽ có mức giá khoảng 300 nghìn đồng/ kg. Cá ngoiaf tự nhiên sẽ cao hơn, khoảng 400 nghìn đồng/ kg.

Cá lăng hoa có giá rẻ hơn 2 loại cá trên. Tuy nhiên, thịt cá cũng hấp dẫn không kém. Giá của cá dao động từ 70 đến 100 nghìn đồng/ kg.

Top 3 cách làm cá lăng hiệu quả nhất

Dưới đây là những cách làm mồi cá lăng vô cùng hiệu quả. Các cách làm này được tổng hợp từ kinh nghiệm của các dân câu lâu năm. Ngoài ra còn dựa vào các thức ăn và sở thích của cá để làm mồi chính xác.

mồi câu cá lăng

Làm mồi câu cá lăng bằng lòng lợn

Đây là cách làm mồi khá đơn giản. Nguyên liệu cần có trong này bao gồm: lòng lợn, tóp mỡ, giun, mối, bông gòn và hàn the. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, ta tiến hành vào các khẩu làm mồi.

Làm mồi câu bằng lòng lợn không khó, tuy nhiên bạn nên chú ý từng bước một. Đầu tiên, sơ chế các nguyên liệu, đặc biệt là giun và lòng lợn. Các bạn cần rửa thật sạch cho đến khi hết mùi. Sau đó, cắt thành những đoạn nhỏ rồi đem xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho tóp mỡ cùng mối vào xay cùng với hỗn hợp trên. Xay cho đến khi nhuyễn ta bắt đầu ủ mồi. Cách ủ mồi cũng khá đơn giản, bạn cho hỗn hợp vào một xô kín tránh tiếp xúc với không khí và ánh sáng lớn. Sau đó ủ trong 7 ngày là có thể đem đi câu. Xin lưu ý, trước khi câu, các bạn nên cho hàn theo và bông gòn đề mồi câu bảo quản tốt hơn.

Làm mồi câu cá lăng bằng cá lòng tong

Với cách làm mồi trên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: Cá long tong, bông gòn và trứng vịt lộn.

Sau đó, bạn tiến hành làm mồi. Thứ nhất, cho trứng vịt vào ngâm trong nước 1 ngày, để trứng bị ung. Đối với cá lòng tong, các bạn rửa sạch sau đó giã nhuyễn. Tiếp theo, trộn hỗn hợp cá và trứng lên đều, bỏ bông gòn cùng với hỗn hợp. Dùng chày nghiền nát hỗn hợp trên. Để mồi câu được dậy mùi, bạn cần ủ ít nhất 10 ngày mới bảo đảm chất lượng. Việc tiếp theo là mang mồi và đi câu.

cá lăng

Làm mồi câu cá lăng bằng thịt heo và mắm tôm

Cách làm mồi này khá quen thuộc đối với dân câu cá lăng. Bạn cần chuẩn bị: thịt heo, mắm tôm, trứng gà, nước mắm và bông gòn.

Đầu tiên, làm sạch thịt lợn sau đó băm nhuyễn thịt. Sau đó, trộn hỗn hợp gồm thịt heo, mắm tôm, nước mắm cùng trứng gà lại với nhau. Trộn đến khi hỗn hợp dẻo là đạt yêu cầu.

Khâu quan trọng nhất trong cách làm mồi câu này là ủ mồi. Bạn cần ủ trong thời gian 1 tháng và để mồi tránh gió, tránh nắng. Điều này sẽ làm mồi không bị vi khuẩn xâm nhập làm ôi thiu.

Trên đây là bài viết về top 3 cách làm mồi câu cá lăng hiệu quả nhất. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có những thông tin hữu ích. Từ đó sẽ có những chuyến đi câu hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

0 Thích
3720 Lượt xem
(5) 1


CÓ THỂ BẠN THÍCH


BÌNH LUẬN

Chưa Có Bình Luận Nào

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

* Tên Bạn:
* Nội Dung: