admin
Xuất bản ngày 06/07/2019
1 Bình luận

Chim huýt cô hót có hay không? Cách nuôi và file tiếng huýt cô hot chuẩn ! [HOT]

chim huýt cô

Chim huýt cô là một trong những vật nuôi cảnh được nhiều người yêu thích, đặc biệt là những người nuôi chim cảnh ưa chuộng vì chúng có tiếng hót rất hay và cũng là 1 trong những chiến binh cực kỳ hung bạo được huấn luyện tinh duệ, nào hãy tìm hiểu chim huýt cố ở bài viết dưới đây nhé. lưu ý liên kết tải file mp3 tiếng chim huýt cô hót nằm ở cuối bài viết này nhé.


1. Chim huýt cô nguồn gốc và phân bố

Đối với chim huýt cô phân ra làm 2 loại. 
- Chim nghệ ngực lục: có tên khoa học là Aegithina viridissima.
- Chim nghệ ngực vàng: có tên khoa học là  Aegithina tiphia
Được phân bố ở ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Đông Dương và Mã Lai. Đối với ở Việt Nam phân loài này có từ Thanh Hoá đến Nam bộ, nhiều nhất là ở vùng trung du.

 

2. Chim huýt cô trống và mái cách để phân biệt

Chim huýt cô trống và chim huýt cô mái chúng ta chỉ có thể phân biệt giới tính dựa trên màu long của chúng. Đối với chim trống Toàn bộ lông màu lục thẫm chuyển thành vàng ở bụng. Trước mắt đen nhạt, các lông ở trên mắt và dưới mắt vàng tươi. Dưới đuôi vàng. Dưới cánh trắng. Đuôi đen bóng. Các lông bao cánh đen có phần mút trắng, tạo thành hai dải trắng ở cánh. Lông cánh đen viền lục hẹp ở mép ngoài, các lông cánh thứ cấp trong cùng viền trắng rộng ở cả hai bên và nhìn kỹ sẽ thấy đầu chim trống có phần hơi to hơn một chút.

Đối với chim mái Mặt lưng lục hay lục phớt vàng. Đuôi màu đen nhạt phớt lục vàng. Phần đen ở cánh chim đực thay bằng nâu thẫm, mép các lông phớt vàng. Mặt bụng vàng, phớt lục xám nhạt ở sườn.

Mắt trắng vàng nhạt, đôi khi nâu. Mỏ xám xanh, sống mỏ đen nhạt. Chân đen xám hay xanh xám và có đầu hơi nhỏ hơn.

chim huýt cô ngực vàng

3. Chim huýt cô ăn gì và cách vào cám cho chim

Ngoài đời sống tự nhiên chim huýt cô ăn các loại côn trùng nhỏ như là sâu bọ, kiến, cào cào... Chúng đã quen sống tự do bay nhẩy và ăn những thức ăn mà chúng thích, vì thế nếu bạn bắt chúng về và cho chúng ăn những thức ăn nhân tạo (cám cho chim) thì đòi hỏi bạn phải tập chúng quen dần và có 1 quy trình cho chim huýt cô ăn một cách hợp lý thì mới thành công.

- Nuôi chim con mới nở

Khi bạn bắt được 1 tổ chim con mới nở tầm 10 ngày là thích hợp để đem về nuôi, vì lúc này chim con đã khá mạnh khoẽ và ăn cũng mạnh dể chăm sóc và tập cho chúng ăn hơn. Giai đoạn chim con thì độ giử ấm cho chim hết sức quang trọng, vì khi ở với chim bố mẹ thì chúng được sưởi ấm mõi đem từ cơ thể của chim bố mẹ. Nên nếu bạn đem về mà không giử ấm vào ban đêm thì có thể chim con sẽ không thể sống sót được. Chúng ta có thể giử ấm cho chúng bằng bóng đèn cà na, loại bóng đèn có nhiệt độ sưởi ấm. Lưu ý là bạn phải điều chỉnh bóng đèn xa hoặc gần chim cho có nhiệt độ thích hợp. Vì xa quá sẽ lạnh và gần quá sẽ nóng chim con bạn nhé.
Lúc chim huýt cô con thì bạn có thể cho chúng ăn dế, cào cào, sâu quy... Lúc này bạn không nên cho chim ăn cám vì thời điểm này chưa thích hợp và sẽ ảnh hưởng đến sức khoẽ của chim. Sau khi chim được khoảng 2 tháng tuổi thì hãy tập cho chúng ăn cám bằng cách trộn sâu quy và cám vào trong lọ với tỷ lệ nhiều sâu ít cám. Và mõi ngày giảm số lượng sâu và tăng cám dần cho đến khi chúng hoàng toàn ăn được cám.

- Huấn luyện chim con để đi gác bẫy

 

Khi chim huýt cô  đến tuổi trưởng thành và chưa từng đi bẫy chim lần nào và chưa quen với lụp thì bạn nên treo lụp trước lòng của chúng trong vài ngày cho chúng nhìn quen lòng dần sau đó hãy bắt chúng vào lụp và để chúng trong đó vài ngày cho đến khi chim huýt cô không hoảng sợ nữa thì hãy đem chúng ra rừng. Lúc đem ra nhớ trùm lòng kín đừng để chúng thấy người lạ dể bị bể chim. 

tiếng chim huýt cô hót

Khi đem chúng ra chiến trường nếu gặp chim huýt cô bổi hung dữ quá thì bạn không nên bẫy tiếp mà hãy mang chúng về và ngày hôm sau tiếp tục lại địa điểm đó để bẫy tiếp. Lưu ý khi bẫy được chim huýt cô bỗi thì được khoảng 1 đến 2 kèo thì nên dừng lại và đem chim về tịnh dưởng 1 thời gian hãy đi bẫy tiếp, có như vậy thì mới không bể chim bạn nhé.

- Thuần hoá chim huýt cô bổi + chuyền

Đối với chim huýt cô bổi mới bẫy về Chúng chưa quen ăn cám vì ở đời sống tự nhiên chúng quen ăn sâu bọ và các côn trùng ngoài thiên nhiên bổng dưng bạn bắt nó đem về thì môi trường sống và cả thức ăn thay đổi đột ngột nó sẽ rất khó thích nghi kịp thời nếu bạn không chăm sóc chúng đúng cách. 

Khi bắt chim huýt cô về bạn nên bỏ chúng vào lòng, trong lòng trang bị sẳng 1 cóc nước và 1 cóc sâu, nêm trùm kín lòng lại chỉ để hở 1 tí cho chim thấy đường ăn sâu. Chỉ với 1 hoặc 2 ngày là chim đã bắt đầu ăn sâu thì lúc này mõi ngày ta mở vãi trùm mõi ngày 1 hở ra cho đến khi nó không còn sợ người nữa. Lúc này ta sẽ tập vào cám cho chim bằng cách trộn hổn hợp cám và sâu theo tỷ lệ sâu nhiều cám ít và mõi ngày một giảm sâu đồng thời tăng số lượng cám lên cho đến khi chim hoàng toàn ăn được cám là thành công rồi đó.

4. Tiếng chim huýt cô mồi để kích bổi

Theo xu hướng hiện nay có nhiều bạn dùng file tiếng chim huýt cô mp3 để kích bổi, vì nhiều lý do khác nhau, cũng có thể do chim mồi lười hót hoặc họ muốn mở máy lên xem khu vực đó có chim rừng hay không rồi mới gác bẫy. Nên trong bài viết này mình cũng chia sẽ luôn file cho các bạn dùng.

file tiếng chim huýt cô

12 Thích
17892 Lượt xem
(5) 19


CÓ THỂ BẠN THÍCH


BÌNH LUẬN


25/10/2019
Viết sai chính tả nhiều quá


BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

* Tên Bạn:
* Nội Dung: